Trồng cỏ lá gừng tại Bàu Bàng
Hiện nay, trồng cỏ lá gừng đang phổ biến trong các công trình cảnh quan. Chúng rất dễ để bắt gặp ở các công viên, sân bóng, khuôn viên hay trường học,…. Những thảm cỏ xanh mướt và đầy sức sống sẽ khiến cho không gian trở nên xanh sạch hơn. Qua bài viết này, hãy Công ty Miền Nam cùng tìm hiểu lý do khiến chúng được ưa chuộng tới vậy nhé!
Đặc điểm cỏ lá gừng
Cỏ lá gừng hay còn gọi là cỏ lá tre. Chúng có xuất xứ chủ gốc ở Châu Mỹ. Sau đó được nhân giống và lan ra nhiều quốc gia khác nhau, trong đó có nước ta. Thân của chúng tương đối nhỏ, các nhánh và lá cây nằm bò sáp mặt đất. Nhờ đó, chúng đã tạo nên những thảm cỏ dày đặc. Cây sinh trưởng và phát triển nhanh, các tán lá có thể cao tới 20cm trong điều kiện thích hợp. Thậm chí khi cây ra hoa, cây có thể cao tới 40cm so với mặt đất.
Có lá mọc đơn lẻ, hình bầu dục. Lá nhọn ở hai đầu và có chiều dài từ 4-18cm. Bề ngang khá mảnh khảnh khoảng từ 4-18mm. Cuống lá dài kéo từ ngọn tới tận gốc. Lá có màu xanh mướt từ nhạt đến đậm tùy độ tuổi. Viền lá nhẵn và có một lớp lông phủ mặt dưới. Cỏ lá gừng thường cho hoa mọc thành từng cụm. Mỗi cụm hoa có từ 2-3 chùm hoa dài 4-6cm. Hoa của chúng thường có màu vàng nhạt và bên trong hoa có chứa hạt. Hạt của cỏ có dạng giống như hạt thóc. Hạt dài khoảng 2mm, mỗi chùm hoa như vậy sẽ chứa từ 20-40 hạt.
Công dụng của cỏ lá gừng trong trồng nền sân vườn, sân vận động
Như đã đề cập ở trên, với tốc độ sinh trưởng nhanh, mọc thấp và phủ xanh tốt. Chúng chính là một lựa chọn hoàn hảo để trồng làm nền, làm thảm. Không chỉ có khả năng mang lại sự mát mẻ và không gian xanh tươi. Chúng còn có khả năng thanh lọc không khí, cải tạo đất hiệu quả. Việc trồng cỏ lá gừng sẽ giúp hạn chế bụi bẩn cho môi trường, giảm bức xạ nhiệt và tạo cảm giác thoải mái cho người nhìn
Hướng dẫn các bước trồng và chăm sóc cỏ lá gừng
Bước 1: Chọn cỏ giống
Điều quan trọng hơn cả trong việc trồng một loại cây nào chính là việc chọn giống. Đây là điều bạn cần lưu ý đầu tiên. Để đảm bảo có phát triển tốt, tạo thảm đẹp hãy chọn những nơi uy tín để mua. Cỏ không nên quá già hoặc quá non vì quá nón sẽ dễ chết cho sinh trưởng không đạt. Còn cỏ quá già sẽ khiến việc sinh trưởng bị chững lại, tạo thảm khá lâu.
Bước 2: Xử lý đất trồng
Vì cỏ được trồng với mục đích phủ xanh cảnh quan môi trường. Do vậy, việc xử lý đất trồng kỹ lưỡng sẽ giúp chúng dễ thích nghi và sinh trưởng tốt hơn. Đầu tiên, bạn cần tiến hành diệt cỏ dại và các mầm mống gây bệnh cho cây. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc hóa học để phun vào đất. Sau đó, hãy làm đất tơi xốp lên và tạo sự bằng phẳng cho mặt đất. Bạn nên rải một lớp tro trấu trộn phân lót để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Đối với những khu vực đất phèn chua bạn cần xử lý bằng vôi để cải thiện độ PH cho đất nhé.
Bước 3: Tiến hành trồng
Việc trồng giống cỏ này không có gì phức tạp. Bạn chỉ cần tiến hành tách những bụi cây giống thành nhiều nhánh. Mỗi nhánh có tức 2-4 gốc cây rồi đặt xuống đất và phủ đất lên là được. Có thể tạo rãnh hoặc các lỗ để trồng thuận tiện và dễ dàng hơn.
Bước 4: Sau khi trồng
Bạn cần phải tưới đẫm nước cho cỏ ngay sau khi trồng. Sử dụng các vật để đặt lên cỏ giúp cỏ bám chắc vào đất. Sau đó tiến hành rải một lớp xơ dừa lên trên cỏ để tạo lớp mùn nhẹ cho cỏ.
Bước 5: Chăm sóc cỏ
Sau khi trồng cỏ lá gừng được 7-10 ngày. Bạn cần phải bón phân để giúp cây kích rễ và sinh trưởng tốt hơn. Khi cây đã phát triển ổn định sẽ thực hiện chăm sóc cây theo từng giai đoạn. Lượng phân để bón cho cỏ sẽ rơi vào khoảng 2kg cho 100m2 cỏ. Cần đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cỏ để cỏ luôn xanh mát. vào mùa hè cần tưới 2 lần/ ngày. Và linh hoạt tưới nước vào mùa mưa cho phù hợp.